Ngành dệt may Việt Nam thưởng Tết tối đa 3 tháng lương

Mức thưởng Tết phổ biến tại các doanh nghiệp dệt may năm nay là 1-1,5 tháng, cá biệt có đơn vị làm ăn tốt chi thưởng tới 3 tháng lương cho người lao động.

Làm việc tại một công ty may tại Bình Thạnh,TP HCM hơn 5 năm nay, chị Loan nói “chưa bao giờ chứng kiến doanh nghiệp khó khăn đến vậy” khi hồi tháng 7 phải đóng cửa một tháng, sau đó hoạt động cầm chừng với nửa số lao động theo mô hình “3 tại chỗ”. Giai đoạn đó, chị từng nghĩ năm nay sẽ “mất thưởng Tết”.

“Hôm qua quản đốc thông báo năm nay được thưởng Tết một tháng lương”, chị cho biết. Mức thưởng này thấp hơn mọi năm nhưng với chị Loan “năm nay có thưởng là may rồi”.

Lãnh đạo một doanh nghiệp dệt may ở Bình Dương nói kế hoạch lợi nhuận của công ty năm nay chỉ đạt 70%, nhưng khó mấy cũng cố gắng xoay xở để thưởng Tết cho công nhân. “Họ đi làm cả năm chỉ mong tới cuối năm có tiền thưởng. Năm nay lại quá đặc biệt nên những lao động còn gắn bó với công ty tới lúc này, ban lãnh đạo cố gắng thưởng một tháng lương cho anh em”, ông nói.

xưởng may thời trang
xưởng may thời trang xuất khẩu

Tương tự, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần TNG (Thái Nguyên) cho biết mỗi người lao động nhận 1,5-2 tháng, tương đương 13-15 triệu đồng. So với mặt bằng chung trong ngành, ông đánh giá “khá hơn nhiều nơi”. Năm nay TNG ước đạt mức lãi khoảng 230 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm nên mức thưởng vẫn được duy trì khá để “tạo hứng khởi cho nhân viên”.

Với công ty may mặc Vinatex, Tổng giám đốc Cao Hữu Hiếu cho biết có sự phân hoá giữa mức thưởng của doanh nghiệp dệt may phía Nam, Bắc và Trung trong tập đoàn. Tại TP HCM và một số tỉnh, thành lân cận chịu nhiều thiệt hại bởi các đợt giãn cách xã hội kéo dài, các doanh nghiệp cố gắng thưởng tối thiểu một tháng lương cho người lao động. Đơn vị nào làm ăn tốt, lấy lại đơn hàng nhiều trong quý IV thì thưởng 1,5-2 tháng lương.

Mức thưởng tại miền Trung và Bắc “nhỉnh” hơn, bình quân là 1,5-2 tháng lương. “Cá biệt, có doanh nghiệp làm ăn tốt thưởng tới 3 tháng lương cho người lao động. Đây là cố gắng lớn của các doanh nghiệp, đảm bảo lương, thưởng cho công nhân trong lúc khó khăn này”, ông nói.

Còn tại Tổng công ty May 10, lãnh đạo cho biết năm nay thưởng tết vẫn giữ ổn định như trước khi có dịch Covid-19 là 1,5 tháng lương, tương đương 11 triệu đồng.

Với mức lương bình quân của công nhân ngành may 8,2-8,3 triệu đồng một tháng tại phía Bắc, ước tính người lao động được nhận 12-16 triệu đồng dịp Tết này. Còn tại khu vực phía Nam thấp hơn, 7-10 triệu đồng mỗi lao động.

Tổng giám đốc Vinatex lý giải: “Ba tháng bị ảnh hưởng bởi đợt dịch thứ tư khiến 40% lao động nghỉ giãn cách, doanh nghiệp không sản xuất được nên chỉ cố gắng duy trì trả lương tối thiểu cho công nhân. Thu nhập của lao động tại nhiều doanh nghiệp may phía Nam vì thế giảm xuống 7,2-7,3 triệu đồng một người mỗi tháng”.

Các chuyên gia nhận định bức tranh tổng thể thưởng Tết năm 2022 khó có đột biến ở các doanh nghiệp dệt may, da giày, nhất là ở phía Nam do chịu ảnh hưởng từ đợt giãn cách xã hội kéo dài trong quý III.

Năm nay, Tổng liên đoàn lao động sẽ dành 2.400 tỷ đồng nguồn tài chính công đoàn hỗ trợ tiền Tết cho công nhân tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch, khoảng 8 triệu người, với mức 300.000 đồng một người. Những công nhân có hoàn cảnh khó khăn có thể được hỗ trợ thêm 1-2 triệu đồng một người từ nguồn xã hội hoá.

công ty may mặc xuất khẩu
Xưởng dệt may đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu

Dệt may là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất của dịch Covid-19 trong năm 2021. Những đợt giãn cách xã hội kéo dài tại khu vực phía Nam trong đợt dịch thứ tư đã khiến công suất ngành này giảm một nửa, ảnh hưởng lớn tới chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Từ đầu tháng 10, Việt Nam thay đổi chính sách “Không Covid” sang thích ứng an toàn với dịch. Các doanh nghiệp trở lại hoạt động, kết hợp một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… mở cửa, giúp ngành tăng trưởng trở lại. Mức tăng trưởng cao trong quý IV giúp ngành về đích với mức xuất khẩu đạt 39 tỷ USD, tương đương năm 2019. Tỷ lệ người lao động trở lại các nhà máy làm việc đạt hơn 90% và các doanh nghiệp lớn đều đạt, vượt kế hoạch. Xuất khẩu toàn ngành cán mốc 39 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ 2020. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức lãi tăng gấp đôi năm ngoái.

Nhờ thị trường cuối năm phục hồi tốt, nhất là các đơn hàng đi châu Âu, Nhật Bản tăng đã giúp Tổng công ty May 10 có tăng trưởng trong quý IV, bù đắp cho quý III bị ảnh hưởng của đợt giãn cách. Năm nay thu nhập bình quân của lao động tại đơn vị này tăng 8% so với 2020. Doanh nghiệp cũng đang có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại 3 tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa và Quảng Bình, nhu cầu thu hút nhân lực lên tới gần 4.000 người.

Khách hàng tìm kiếm xưởng may gia công các đơn hàng xuất khẩu vui lòng liên kết với bộ phận tiếp nhận và điều phối đơn hàng qua số 0969.111.561.

Xin cảm ơn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.